Viêm chân tóc là gì? Dấu hiệu & cách điều trị hiệu quả

Viêm chân tóc là 1 trong những bệnh lý phổ biến về da đầu, gây nên sự khó chịu, kèm theo những mặc cảm, tự ti, gây rụng tóc kéo dài ở cả những người trẻ tuổi. Nhiều người thường chủ quan, coi thường bệnh và dẫn tới những hậu quả khôn lường. Do đó, trong bài viết này Sao Thái Dương sẽ cung cấp cho các bạn thông tin đầy đủ và chính xác về “ Viêm chân tóc là gì? Dấu hiệu & cách điều trị hiệu quả.”

Viêm chân tóc là bệnh gì?

Viêm chân tóc là bệnh lý phổ biến về da đầu, là tình trạng viêm phần nang tóc, gây nên những cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, mất tự tin và thường diễn biến rất dai dẳng nếu không có biện pháp điều trị kịp thời.

Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính, cả nam và nữ đều có nguy cơ mắc bệnh nếu không giữ gìn vệ sinh da đầu sạch sẽ. Tuy nhiên những ai có da đầu nhiều dầu thường sẽ gây ra bít tắc lỗ chân lông và có nguy cơ cao mắc phải bệnh lý viêm chân tóc này.

Dấu hiệu điển hình của bệnh này là có những nốt sần đỏ nổi lên ở dưới chân tóc, có thể nằm rải rác hoặc tụ thành đám gây nên cảm giác ngứa ngáy, rất khó chịu.

Bệnh viêm chân tóc có nguy hiểm không?

Bệnh viêm chân tóc không gây nguy hiểm tới tính mạng hay sức khỏe con người. Tuy nhiên, nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những khó khăn, bất tiện và mất thẩm mỹ nghiêm trọng cho người bệnh. Ở những giai đoạn đầu, thông thường người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu nhưng đến giai đoạn cuối, những nốt mụn mủ có thể vỡ ra, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nên tình trạng viêm nhiễm, lở loét, lâu dần sẽ tạo thành sẹo và có hiện tượng rụng tóc từng mảng kéo dài, khó hồi phục.

Nguyên nhân gây viêm chân tóc

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm chân tóc, nguyên nhân trực tiếp chủ yếu do các loại vi khuẩn, nấm gây nên, điển hình là tụ cầu vàng có tên khoa học là staphylococcus aureus. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều nguyên nhân gián tiếp làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm chân tóc có thể kể đến như:

Viêm chân tóc do tác động từ môi trường
Ảnh: Viêm chân tóc do tác động từ môi trường

Tác động từ môi trường: Những người làm việc trong các môi trường ô nhiễm, khói bụi, làm việc liên tục dưới trời nắng nóng với khí hậu nóng ẩm và độ ẩm cao sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nhóm người khác.

Do cơ địa: Những người sở hữu làn da dầu sẽ rất dễ mắc phải các bệnh viêm da dầu do bị bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và ảnh hưởng đến chân tóc.

Những người sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch, kháng sinh trong thời gian dài, hay đang mắc phải các bệnh như đái tháo đường, lao, các bệnh lý làm suy giảm miễn dịch,.. sẽ làm gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và gây nên bệnh viêm chân tóc.

Do thói quen: Bệnh tật thường bắt nguồn từ những thói quen xấu hằng ngày của chúng ta. Việc gội đầu quá nhiều hoặc dùng những loại dầu gội chứa các thành phần có tính tẩy cao sẽ làm mất đi lớp bảo vệ da đầu hoặc thói quen dùng móng tay gãi da đầu quá mạnh dẫn tới trầy xước cũng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi và phát triển.

Thường xuyên không vệ sinh mũ bảo hiểm, khăn tắm, khăn mặt, chăn, gối cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển, tung hoành trên mái tóc của chúng ta.

Dấu hiệu của viêm chân tóc

Triệu chứng điển hình đầu tiên của viêm chân tóc là xuất hiện những nốt sần đỏ nổi lên ở dưới chân tóc như hạt kê, có vảy, có thể nằm rải rác hoặc tụ thành đám, thường tập trung ở phần sau gáy và 2 bên tai, khi sờ vào người bệnh sẽ cảm thấy giống như những nốt mụn nhỏ và soi gương sẽ thấy đỏ cả 1 mảng đầu. Bệnh này sẽ gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và thường khiến người bệnh cảm thấy mất tự tin khi ra đường.

Sau đó, những nốt sần đỏ nếu không được điều trị sẽ phát triển thành mụn mủ. Những hạt mụn này gần giống như mụn nước, rất dễ vỡ và nếu vỡ sẽ tiết ra dịch màu trắng có mùi hôi. Khi này, tình trạng viêm đã trở nên nghiêm trọng hơn, cảm giác ngứa ngáy tăng lên và xung quanh vùng da bị viêm xuất hiện tình trạng tóc rụng nhiều hơn. Càng để về lâu về dài, những chỗ bị viêm sẽ tạo thành sẹo, tóc có thể rụng vĩnh viễn và không hồi phục, gây nên tình trạng hói 1 phần da đầu.

Cách điều trị viêm chân tóc tại nhà

Chữa viêm chân tóc bằng dân gian

Hiện nay, các biện pháp dân gian rất được ưa chuộng, không chỉ bởi tính đơn giản, tiện lợi, chi phí rẻ mà còn rất an toàn đối với người sử dụng, ít bị kích ứng, không có tính tẩy mạnh, có thể sử dụng được với những làn da nhạy cảm.

Bồ kết

Bồ kết vẫn luôn là nguyên liệu thiên nhiên dùng để gội đầu được lưu truyền từ bao năm nay, không chỉ giúp làm sạch đầu hiệu quả mà còn góp phần làm cho mái tóc trở nên bóng mượt, chắc khỏe, dày và dài. Trong bồ kết có chứa hoạt chất Saponin có tính kháng khuẩn và kháng viêm rất tốt, do đó bồ kết cũng rất được ưa chuộng chữa các bệnh viêm nhiễm da đầu, điển hình là viêm chân tóc.

Chữa viêm chân tóc bằng bồ kết
Ảnh: Chữa viêm chân tóc bằng bồ kết

Chuẩn bị:

5 – 6 quả bồ kết đen.

Cách thực hiện:

  • Bồ kết được nướng trên lửa cho tới khi có mùi thơm.
  • Đập vụn bồ kết vừa nướng, đun sôi với nước trong khoảng 5 – 10 phút.
  • Đợi nước nguội, sử dụng trực tiếp nước vừa đun làm nước gội đầu hoặc sử dụng để ủ tóc sau khi gội.
  • Thực hiện đều đặn phương pháp này 2 – 3 lần/ tuần để đem lại hiệu quả như mong muốn.

Hương nhu

Trong cây hương nhu có chứa tinh dầu bạc hà, nhũ tương có tác dụng kháng khuẩn và kháng viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, acid linoleic trong hương nhu mới được phát hiện gần đây cũng được chứng minh có tác dụng ức chế quá trình gây viêm. Do đó sẽ rất hiệu quả nếu sử dụng hương nhu để điều trị bệnh viêm chân tóc.

Chuẩn bị:

120g lá cây hương nhu.

Cách thực hiện.

  • Lá được rửa sạch dưới vòi nước, có thể ngâm nước muối để loại bỏ được vi khuẩn còn bám trên lá.
  • Vò lá nhẹ nhàng, hơi nát.
  • Đun sôi lá với khoảng 2.5 lít nước trong khoảng 10 – 15 phút để các dưỡng chất được chiết kiệt.
  • Loại bỏ bã lá, lấy phần nước cốt.
  • Đợi nước nguội, sử dụng trực tiếp nước vừa đun làm nước gội đầu hoặc sử dụng để ủ tóc sau khi gội. Mát xa da đầu trong khoảng 5 – 10’ để các dưỡng chất được thẩm thấu sâu vào trong tóc và trong da đầu.
  • Sau đó, gội lại bằng nước sạch.

Dùng thuốc chữa viêm chân tóc

Việc dùng thuốc Tây sẽ do bác sĩ hoặc dược sĩ chỉ định, tùy vào tình trạng bệnh cũng như các vấn đề sức khỏe, tiền sử dùng thuốc mà được kê đơn phù hợp.

Thuốc chữa viêm chân tóc
Minh họa: Thuốc chữa viêm chân tóc

Thông thường, những thuốc cơ bản hay được sử dụng bao gồm thuốc uống ( Thuốc kháng sinh, thuốc chống dị ứng ) và thuốc bôi có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm tại chỗ. Có thể sử dụng các loại kháng sinh như: cefixim, roxithromycin,… Các thuốc chống dị ứng thuộc nhóm thuốc kháng histamin như loratadin, fexofenadin,..

Các thuốc bôi ngoài da hay được dùng là castellani, BIS đối với những tổn thương tiết dịch nhiều. Nếu tổn thương khô hơn sẽ dùng các thuốc chứa Corticoid như temproson, gentrison, caditrigel…

Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để đảm bảo việc điều trị được hiệu quả và triệt để, người bệnh cần có sự thăm khám và tư vấn của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc và sử dụng, đặc biệt là kháng sinh và các loại thuốc chứa Corticoid.

Cách ngăn ngừa viêm chân tóc

Để ngăn ngừa và phòng tránh được căn bệnh viêm chân tóc, chúng ta cần chú ý và khắc phục những nguyên nhân gián tiếp đã được nêu ở trên.

Thứ nhất, gội đầu đều đặn 3 – 4 lần/ tuần, không nên để đầu quá bẩn nhưng cũng không nên gội đầu quá kĩ, quá nhiều lần ( 1 lần/ ngày hoặc ít hơn ). Thay đổi thói quen sử dụng móng tay để gãi hoặc chà sát quá mạnh vào da đầu. Cách gội này không khiến da đầu trở nên sạch hơn mà còn làm gia tăng nguy cơ tổn thương da đầu, làm mất lớp màng bảo vệ và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

Thứ 2, lựa chọn dầu gội thích hợp, cẩn thận. Đối với những bạn có làn da nhạy cảm nên sử dụng các loại dầu gội chứa thành phần là các nguyên liệu từ thiên nhiên như bồ kết, hương nhu, dâu tằm,.. để hạn chế tối đa việc bị kích ứng, bảo vệ da đầu khỏi những chất tẩy rửa hóa học mạnh, nhờ đó chúng ta sẽ có 1 da đầu khỏe mạnh và mái tóc mềm mại, óng mượt.

Thứ 3, thường xuyên vệ sinh mũ bảo hiểm, chăn, gối, các loại khăn tắm, khăn mặt để vi khuẩn không có môi trường và cơ hội sinh sôi và phát triển.

Review kinh nghiệm chữa viêm chân tóc

Theo chia sẻ từ chị Hương – Đống Đa, Hà Nội: “ Chị là 1 người có da đầu nhạy cảm, mỗi khi phải đi đâu xa như đi công tác hoặc du lịch thì chị rất hay bị viêm da đầu. Gần đây, da đầu chị xuất hiện nhiều nốt sần nhỏ dưới chân tóc, đi khám chị mới biết là chị bị viêm chân tóc. Vì cũng nhiều lần gặp phải các vấn đề của da đầu nên chị cũng có kinh nghiệm. Bên cạnh sử dụng các loại thuốc được bác sĩ chỉ định, chị rất hay chú trọng khâu làm sạch da đầu. Chị thường ít khi sử dụng các loại dầu gội chứa các chất hóa học tẩy mạnh mà hay dùng các nguyên liệu thiên nhiên dân gian để đun nước gội đầu như bồ kết, hương nhu, dâu tằm,.. Đối với chị thì các phương pháp này rất hiệu quả, chỉ sau 1 tuần bệnh viêm chân tóc gần như đã cải thiện đáng kể, các nốt sần xẹp và mờ đi nhanh chóng. Chị cứ duy trì như vậy trong 2 tuần thì bệnh khỏi hẳn và chị có thể tự tin đi làm bình thường.”

Một số câu hỏi thường gặp

Viêm chân tóc có tự khỏi được không?

Viêm chân tóc có thể tự khỏi nếu tình trạng bệnh nhẹ, các tổn thương nông và không bị lan rộng. Tuy nhiên, thông thường bệnh này thường sẽ diễn biến rất dai dẳng, tái phát nhiều lần, nếu không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ gây ra sẹo và rụng tóc vĩnh viễn, khiến cho người bệnh bị mất thẩm mỹ, mất tự tin trong cuộc sống hàng ngày.

Viêm chân tóc có lây không?

Bệnh viêm chân tóc thường ít lây. Tuy nhiên, nếu sử dụng chung đồ với người bệnh như khăn tắm, mũ bảo hiểm, gối,.. thì sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn như Tụ cầu vàng xâm nhập và gây bệnh cho người khỏe mạnh.

Viêm chân tóc dùng dầu gội gì?

Trong quá trình bị viêm chân tóc, cần hạn chế tối đa các loại dầu gội chứa các thành phần hóa học có tính tẩy mạnh vì giai đoạn này da đầu đang yếu ớt, rất dễ tổn thương nếu chúng ta chăm sóc không đúng cách, làm gia tăng tình trạng viêm nhiễm và bệnh tình trở nên nặng hơn. Chúng ta nên sử dụng các loại dầu gội chứa các thành phần có nguồn gốc từ thiên nhiên, có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm tốt như Bồ kết, Hương nhu, Cỏ mần trầu, Dâu tằm, Núc nác,..

1 trong các loại dầu gội đáp ứng đủ các tiêu chí nêu trên, đang làm mưa làm gió trên thị trường hiện nay mà người tiêu dùng không thể bỏ qua là dòng dầu gội Dược liệu Thái Dương, vốn được nhà nhà bình chọn là “dầu gội quốc dân” trong suốt nhiều năm nay. Hiện nay, hãng Sao Thái Dương đã cho ra mắt sản phẩm dầu gội mới mang tên “Dầu gội Thái Dương 7 Plus”.

Dầu gội dược liệu Thái Dương 7+ Chai 100ml
Dầu gội dược liệu Thái Dương 7+ Chai 100ml

Sản phẩm này là sự kết hợp tinh tế giữa các thành phần thiên nhiên quen thuộc như Bồ kết, Tang bạch bì, Hương Nhu, Núc nác,.. cùng công nghệ chiết xuất hiện đại không những giúp mái tóc suôn mượt, mềm mại tự nhiên, giảm gãy rụng mà còn kích thích mọc tóc và tăng độ đàn hồi, độ bóng cho tóc. Đối với những người đang gặp các vấn đề về tóc, da đầu thì không nên bỏ qua sản phẩm tuyệt vời này, chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề ngay tại:

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

X