Dầu xả tóc là 1 bước chăm sóc tóc không thể thiếu, giúp làm mềm và bảo vệ tóc. Vậy dầu xả tóc là gì? dầu xả tóc có tác dụng gì, và sử dụng sao cho đúng và hiệu quả nhất? Bài viết dưới đây Dầu gội Dược liệu Thái Dương sẽ trả lời giúp bạn những thắc mắc này.
Dầu xả tóc có tác dụng gì?
Dầu xả tóc là 1 dòng sản phẩm chăm sóc tóc, được sử dụng để thay đổi tạm thời kết cấu và độ mượt cho tóc. Thành phần chính của dầu xả tóc thường là các hoạt chất cấp ẩm, chống nắng, chiết xuất từ dược liệu,… nhằm mục đích bảo vệ tóc, cải thiện tạm thời các vấn đề như khô xơ và tóc yếu dễ gãy rụng.
Dầu xả tóc có công dụng gì? Dầu xả thường được sử dụng sau khi đã gội đầu sạch với dầu gội đầu, nhìn chung tác dụng chính của dầu xả tóc là:
- Dầu xả tóc cung cấp các dưỡng chất cho tóc, duy trì độ ẩm mượt cho tóc từ đó giúp tóc suôn mượt và vào nếp tốt hơn.
- Do chứa nhiều các chất nền, hoạt chất chống nắng, Vitamin nên dầu xả tạo ra 1 lớp màng bảo vệ kép, vừa nuôi dưỡng vừa loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường ngoài lên tóc.
- Bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của tóc, cải thiện tình trạng khô xơ, gãy rụng và tóc chẻ ngọn.
- Giúp cải thiện tình trạng xơ rối của tóc, giảm thiểu rụng tóc trong quá trình gội đầu.
- Dầu xả tóc giúp hạn chế tình trạng mất nước của tóc, từ đó giúp cho mái tóc luôn có độ bóng và độ mượt nhất định.
- Ngoài ra dầu xả tóc còn có tác dụng lấy đi những bụi bẩn, dầu gội còn sót lại sau khi gội, cung cấp các dưỡng chất cho nang tóc từ đó kích thích quá trình mọc tóc
===>> Xem thêm bài viết Tip dùng dầu dừa dưỡng tóc ngay tại nhà bạn đọc tham khảo
Những thành phần chính thường thấy trong công thức của dầu xả tóc
Thành phần thảo dược
Bồ kết
- Bồ kết hay Tạo giác là 1 dược liệu quen thuộc thường được tìm thấy trong các sản phẩm chăm sóc tóc có nguồn gốc từ dược liệu.
- Thành phần chính của Bồ kết là Saponin, hoạt chất được coi như 1 dạng xà phòng tự nhiên nhờ công dụng làm sạch và kháng khuẩn tại chỗ. Bồ kết có khả năng tạo bọt tốt, giúp lấy đi dầu thừa, gàu, bụi bẩn trên tóc, giúp mái tóc sạch gàu và bóng mượt.
- Đồng thời Bồ kết còn chứa rất nhiều Saponaretin, giúp tăng lưu lượng máu đến vùng da đầu, từ đó giúp ngăn ngừa rụng tóc, kích thích mọc tóc.
- Sử dụng bồ kết, các chế phẩm có chứa bồ kết sẽ giúp mái tóc trở nên đen mềm và óng mượt, giúp cải thiện tình trạng tóc hư tổn và gãy rụng.
Hương nhu
- Theo y học hiện đại trong Hương nhu chứa Alpha và Beta pinea, O.xymen, P.xymen,… tinh dầu hương nhu có tính ấm, cay và hơi nồng thường được sử dụng để giải cảm, thư giãn tinh thần và sát khuẩn tại chỗ.
- Hương nhu có tác dụng tốt trong việc dưỡng tóc, cung cấp các dưỡng chất cho nang tóc từ đó hạn chế đường tình trạng rụng tóc và kích thích mọc tóc. Ngoài ra dược liệu còn giúp mái tóc giữ được độ mượt tự nhiên, hạn chế tình trạng tóc bị xơ rối, đồng thời giảm bớt nhờn và dầu thừa trên tóc.
Mần trầu
- Cỏ Mần trầu chứa Beta – sitosterol có tác dụng làm giảm lượng DHT trong cơ thể, từ đó giúp hạn chế tình trạng tiết bã nhờn của da đầu, nguyên nhân chính gây ảnh hưởng tiêu cực đến nang tóc.
- Ngoài ra, Flavonoid trong dược liệu có tác dụng tăng lưu lượng máu lên vùng da đầu, làm chậm quá trình lão hóa của các nang tóc, giữ cho mái tóc luôn khỏe đẹp và óng mượt.
Thành phần hóa học
Stearyl alcohol
- Stearyl Alcohol là 1 chất hoạt động bề mặt, thường được sử dụng để tạo ra kết cấu đặc sáng cho các sản phẩm mỹ phẩm, chăm sóc tóc và da. Về bản chất, Stearyl Alcohol là 1 chất có khả năng khóa ẩm tốt, giúp làm mềm da và tóc.
- Hoạt chất có khả năng thúc đẩy quá trình làm lành và tái tạo vùng da bị tổn thương, đặc biệt là những vùng da dễ bị tổn thương như da mặt và da đầu.
- Stearyl Alcohol giúp làm mềm tóc, cấp ẩm và khóa ẩm hiệu quả, hoạt chất không gây ra hiện tượng bết dính và tắc nang tóc, làm dịu lại vùng da đầu đang bị kích ứng, từ đó tạo ra tác dụng vượt trội trong việc nuôi dưỡng tóc từ sâu bên trong.
Dimethiconol
- Khi sử dụng trên tóc Dimethicone sẽ tạo ra một lớp màng bảo vệ trên bề mặt sợi tóc, giúp các hoạt chất thấm sâu vào lõi tóc đồng thời bảo vệ tóc khỏi những ảnh hưởng tiêu cực (hóa chất, ánh nắng mạnh từ mặt trời,…).
- Dimethiconol là 1 chất dưỡng ẩm mạnh, có khả năng điều hòa lại sinh lý của tóc, từ đó kiểm soát được tình trạng tóc yếu và hư tổn.
- Hoạt chất thấm sâu vào lớp biểu bì của tóc, cải thiện tình trạng xơ cứng của tóc, hạn chế tối đa tình trạng tóc bị chẻ ngọn do thiếu ẩm và dưỡng chất.
Behentrimonium chloride
- Behentrimonium chloride có điện tích dương, chống lại được tĩnh điện nên khi sử dụng trên tóc sẽ giúp tóc suôn mượt, vào nếp. Kích thước phân tử của hoạt chất rất nhỏ nên thấm được sâu vào lõi tóc và chân tóc, giúp bảo vệ tóc khỏi những tác nhân tiêu cực như hóa chấp, hấp, gội,… Behentrimonium chloride có thể khôi phục lại được phần tóc bị hư tổn, giúp các dưỡng chất khác trong dầu xả tóc thấm sâu vào tóc.
- Hoạt chất làm mềm tóc và có khả năng kháng khuẩn tốt, từ đó giúp mái tóc của bạn luôn được bảo vệ toàn diện.
Cách sử dụng dầu xả tóc hiệu quả
Sử dụng dầu xả tóc đúng cách sẽ giúp mái tóc đẹp khỏe, hạn chế tối đa tình trạng khô xơ và tóc yếu.
Lựa chọn loại dầu xả phù hợp với chất tóc
Tóc mỏng, yếu và dễ gãy: Bạn nên ưu tiên sử dụng những loại dầu xả có nguồn gốc thảo dược, ưu tiên những dòng sản phẩm có chứa Biotin, Vitamin B5,… nó sẽ giúp bảo vệ tóc, nuôi dưỡng tóc từ sâu bên trong, từ đó giúp kích thích mọc tóc, tạo độ dày và bồng bềnh cho tóc ngay sau khi gội.
Tóc dày, và xù: Đây là 1 dòng tóc có chất tóc khỏe, nhưng khó vào nếp do đó bạn nên lựa chọn những dòng dầu xả chứa nhiều Acid béo như dịch chiết từ hạt hạnh nhân, dầu dừa,… Những loại tinh dầu này sẽ tạo độ bóng cho tóc, giúp tóc bớt khô và giữ nếp tốt hơn.
Tóc quăn và chất tóc khô: Với chất tóc này bạn nên ưu tiên dùng những loại dầu xả chứa nhiều thành phần dưỡng, cấp ẩm như Behentrimonium chloride, Glycerin, để tạo độ mềm, ẩm và mượt cho tóc.
Chất tóc dày, nhiều dầu thừa và dễ bết: Dòng tóc này bạn không nên dùng những loại dầu xả chứa nhiều tinh dầu, Acid béo, hoặc quá nhiều chất dưỡng ẩm do có thể làm tăng tình trạng tiết dầu của tóc, tạo thành điều kiện thuận lợi cho gàu, nấm phát triển.
==>> Bạn đọc xem thêm: Mách bạn một số cách dưỡng tóc uốn giúp tóc luôn vào nếp, bóng mượt
Cách sử dụng dầu xả tóc đúng và hiệu quả
Nhiều người vẫn nhầm tưởng dùng nhiều dầu xả tóc, thoa đều dầu xả lên tóc sẽ đem lại hiệu quả tối ưu nhất. Tuy nhiên đây lại là 1 nhận định sai lầm, việc lạm dụng và dùng sai cách dầu xả có thể khiến tóc dễ bết rít, trở lên yếu và xơ hơn. Dưới đây là các bước dùng dầu xả đúng và hiệu quả nhất:
Bước 1: Nên dùng dầu xả hay dầu gội trước? Bạn nên loại bỏ trước những dầu thừa, bụi bẩn trên tóc, bằng việc gội đầu trước, rồi sau đó mới dùng dầu xả để tóc hấp thu được tối đa dưỡng chất, và hạn chế tình trạng bết rít của tóc.
Phần chân tóc là phần khỏe nhất của tóc, đây là phần được cấp ẩm thường xuyên bởi dầu tự nhiên của da đầu, do đó cần hạn chế tối đa hoặc không dùng dầu xả vào vùng này.
Bước 2: Cho 1 lượng dầu xả tóc vừa đủ ra tay, thoa đều từ phần ngọn tóc và ngược dần lên trên, dừng lại ở vị trí cách da đầu khoảng vài cm. Không nên dùng 1 lúc quá nhiều dầu xả, do sẽ làm tăng độ ẩm của tóc, khiến tóc nhanh bết, dễ bắt bụi và nhanh hình thành gàu ngứa. Không nên dùng 1 lượng quá ít, dùng không đủ lượng dầu xả cần thiết sẽ khiến tóc không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả dưỡng tóc.
Bước 3: Giữ dầu xả trên tóc khoảng 5 phút để các dưỡng chất thấm sâu vào trong tóc, rồi sau đó mới tiến hành xả sạch lại với nước.
Bước 4: Dùng khăn bông ẩm lau khô tóc, và sấy với nhiệt độ thấp, việc làm này sẽ giảm thiểu tối đa được ảnh hưởng của nhiệt độ cao lên tóc, giúp tóc giữ được nếp và trở nên bồng bềnh hơn. Nên dùng dầu xả mấy lần 1 tuần? Bạn nên dùng dầu xả tóc sau khi gội và có thể dùng hàng ngày để nuôi dưỡng tóc tối ưu.
Sử dụng dầu xả tóc sẽ giúp nuôi dưỡng tóc tốt hiện, đồng thời tạo ra 1 tấm lá chắn bảo vệ tóc khỏi những tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài. Sử dụng dầu xả tóc đều đặn, thường xuyên chính là 1 biện pháp hiệu quả giúp kích thích mọc tóc, tạo độ bồng bềnh và suôn mượt cho mái tóc.
Tài liệu tham khảo
- Stearyl alcohol, nguồn Drugbank, truy cập ngày 12/11/2022.
- Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi.
Bài viết liên quan